Xem chi tiết bài viết - Xã Trung Nam - Vĩnh Linh

Chuyển đổi số

Công tác chuyển đổi số quốc gia của cả nước trong quý I năm 2024 đã đạt được một số kết quả tích cực


Ngày cập nhật: Ngày cập nhật:  13/06/2024

Sau phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số diễn ra vào cuối tháng 4/2024 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo Kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.

 

Theo đó, Chuyển đổi số đã đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người trong quá trình đẩy mạnh chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, nhất là trong cuộc sống của nhân dân và hoạt động của doanh nghiệp. Từ đầu năm 2024 đến nay, công tác chuyển đổi số quốc gia đã đạt được một số kết quả tích cực, nổi bật:

              Thứ nhất, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chưc thực hiện được triển khai quyết liệt, đồng bộ với quyết tâm cao, nỗ lực lớn.

             Thứ hai, công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách tạo khuôn khổ, điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi số quốc gia.

          Thứ ba, hạ tầng số, các nền tảng số tiếp tục được phát triển. 100% xã, phường, thị trấn có kết nối Interner băng rộng, kết nối với mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan nhà nước. Trên 80% hộ gia đình sử dụng cáp quang Internet băng rộng.

          Thứ tư, đến nay các Bộ, ngành, địa phương đã xác lập được 2.398 CSDL dùng chung. Trong đó, các CSDL quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu.

          Thứ năm, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp đạt nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, đã có gần 14,6 triệu tài khoản và hơn 46,2 triệu hồ sơ nộp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; gần 26,8 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 12,9 nghìn tỷ đồng. Triển khai 41/53 dịch vụ công thiết yếu toàn trình, tăng 05 dịch vụ công thiết yếu so với cuối năm 2023. Tính riêng 25 dịch vụ công thiết yếu tại Đề án 06 hằng năm đã tiết kiệm cho nhà nước, xã hội gần 3,5 nghìn tỷ đồng.

          Thứ sáu, kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực. Trong quý I năm 2024, doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin đạt gần 36,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ; xuất khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đạt 31 tỷ USD, tăng 17%. Hiện có 8,2 triệu khách hàng sử dụng Mobile Money, tăng gần 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2023, trong đó hơn 5,8 triệu khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt; 77% người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán tại ngân hàng và trên 1 triệu đối tượng chính sách đã nhận trợ cấp an sinh xã hội qua tài khoản.

          Bên cạnh đó, văn bản nêu rõ một số mặt tồn tại hạn chế như: Việc ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số còn chậm, công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, tổng hợp, đánh giá việc triển khai chuyển đổi số tại bộ, ngành, địa phương chưa đạt yêu cầu; xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách chưa kịp thời; chất lượng cung cấp dịch cụ công trực tuyến chưa cao, chưa thực sự thu hút người dân, doanh nghiệp. Hạ tầng số chưa có đột phá, còn nhiều điểm lõm điện, lõm sóng. Chưa xử lý dứt điểm tình trạng sim rác, không chính chủ, tăng nguy cơ lừa đảo qua mạng. Nhân lực chuyển đổi số còn chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng. Công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng còn chưa quan tâm đúng mức, tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền tăng mạnh thời gian gần đây và có thể tiếp tục diễn biến phức tạp trong giai đoạn tới.

          Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã rút ra bài học kinh nghiệm. Thứ nhất là sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò của người đứng đầu. Nắm chắc tình hình thực tế, có phản ứng linh hoạt kịp thời, hiệu quả; chỉ đạo điều hành đồng bộ, linh hoạt, tổ chức triển khai quyết liệt, xác định rõ ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm. Thứ hailấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, là chủ thể, là động lực của chuyển đổi số quốc gia để người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng những thành quả từ chuyển đổi số mang lại; cần minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp. Thứ ba là xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý về chuyển đổi số quốc gia phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, nhất là về kinh tế số, xã hội số. Triển khai ban hành các văn bản có trọng tâm, trọng đim, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Thứ tư là luôn giữ vững kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát; kiên quyết phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm; đẩy mạnh truyền thông chính sách, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân. Thứ năm là đẩy mạnh cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.

                                                                                            LỆ THỦY

CÁC TIN KHÁC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH